Cách tăng áp lực nước cho thiết bị vệ sinh gia đình

Ngày đăng tin: 14:54:59 - 18/02/2022 - Số lần xem: 1163
Vòi sen là thiết bị không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, đây là một thiết bị vừa mang lại sự tiện dụng vừa mang lại thẩm mỹ cho căn nhà. Tuy nhiên khi sử dụng, tình trạng áp lực nước chảy ra yếu gây rất nhiều khó chịu cho người dùng, nguyên nhân gây ra tình trạng này thì rất nhiều, nhưng đa phần là do hệ thống nguồn cấp nước bị yếu, thiếu hụt nước.

Chính vì vậy, việc tăng áp lực nước cho vòi sen sẽ giúp cho việc sử dụng của bạn dễ dàng hơn, chất lượng hơn. Và một số cách khắc phục có thể tham khảo như sau:

SỬ DỤNG VÒI TĂNG ÁP MASSAGE

Để tăng áp lực nước cho vòi sen gia đình mình, bạn cần phải xác định được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòi sen bị yếu nước, từ đó đưa ra hướng khắc phục phù hợp.

BỒN CHỨA NƯỚC ĐẶT QUÁ THẤP

Với những hộ gia đình có lắp đặt thêm bồn nước thì cũng nên lưu ý, không nên đặt bồn chứa nước quá thấp.

Nếu bạn đặt bồn nước gia đình ở vị trí thấp hơn từ 1 – 2 m so với vòi sen nhà tắm có thể khiến cho áp lực nước lên vòi không cao, dẫn đến tình trạng nước vòi sen chảy yếu.

CÁCH KHẮC PHỤC

Bạn nên kiểm tra xem việc lắp đặt vòi sen và bồn chứa nước đã đúng kỹ thuật hay chưa. Thông thường áp lực nước đầu nguồn phải đạt 3-5kg/cm3 hoặc độ cao cột nước phải đặt từ 3 – 5m mới đủ để vòi hoa sen hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không thể lắp bồn chứa nước ở trên cao, thì bạn có thể lựa chọn mua thêm một dòng bơm tăng áp phù hợp, lắp đặt phía sau bồn chứa nước để giúp tăng áp và bổ sung một lượng áp lực vừa đủ để nước trong vòi sen chảy mạnh hơn.

HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC LỚN

Đường kính ống nước quá lớn cũng sẽ khiến áp lực nước khi ra khỏi đường ống bị giảm, đặc biệt nếu những hộ gia đình sử dụng nước thủy cục trực tiếp, khi bạn mở vòi sen nhà tắm ở những tầng thấp phía dưới, với đường ống lớn chắc chắn sẽ không thể nào đủ áp lực để đẩy nước lên phía trên.

hệ thống đường nước lớn

CÁCH KHẮC PHỤC

Nếu gặp phải sự cố này, bạn nên tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên điện nước để có quyết định phù hợp cải thiện toàn bộ đường kính ống nước của ngôi nhà. Tuy nhiên việc thay đường ống là một điều rất tốn kém và khó khăn.

Nguồn nước bị nhiễm kim loại như sắt, vôi, phèn… cùng với việc sử dụng lâu ngày, không được bảo dưỡng dễ dẫn đến hiện tượng bụi bẩn bám thành cặn và làm cho đường kính ống nước bị nhỏ lại, cản trở sự lưu thông của nước.

Các tin khác